image banner
Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An
Giới thiệu chung

GTVT JPG.jpg

     I. Thông tin chung:

     a. Tên cơ quan
          + Tiếng Việt: Sở Giao thông Vận tải Long An
          + Tiếng Anh: Long An department of transportation.
          + Tên viết tắt: SGTVT LA

     b. Liên hệ
          + Địa chỉ: 04 Đường Song Hành, Phường 6, Thành phố Tân An, tỉnh Long An  
          + Điện thoại: (0272) 3826106
          + Fax: (0272) 3824725 
          + Email: sgtvt@longan.gov.vn 
          + Website: http://sgtvt.longan.gov.vn/

 

     II. Giới thiệu:

 

     * Thực trạng giao thông vận tải tỉnh Long An sau ngày giải phóng:

     Sau thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, chính quyền cách mạng được thành lập tại hai tỉnh Long An và Kiến Tường.

     Trước đó, khi bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy hai tỉnh Long An và Kiến Tường đã bố trí lực lượng tiếp quản cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện của Ty Giao thông Công chánh các tỉnh Long An, Kiến Tường và Hậu Nghĩa (của chính quyền Sài Gòn). Tại Ty Giao thông Công chánh tỉnh Long An, vào thời điểm mới tiếp quản, số viên chức chế độ cũ còn lại 114 người, gồm 1 kỹ sư công chánh, 21 trung cấp công chánh, 2 cán sự công chánh, 90 công nhân lục lộ làm nhiệm vụ duy tu, bảo đảm giao thông (cầu, đường bộ).

     Tháng 02/1976, hai tỉnh Long An và Kiến Tường được sát nhập, lấy tên là tỉnh Long An.

     Ngày 15/02/1976, Đảng bộ và chính quyền hai tỉnh Long An, Kiến Tường hoàn thành việc hợp nhất và chính thức hoạt động. Ty Giao thông Vận tải tỉnh Long An có nhiệm vụ quản lý giao thông vận tải trên toàn địa bàn tỉnh.

     Hiện trạng ngành Giao thông Vận tải khi tiếp quản từ chế độ cũ để lại chỉ có 134km đường nhựa các loại, bao gồm QL4 (nay là QL1A, với chiều dài qua địa phận tỉnh là 30km) và liên tỉnh lộ 50 (nay là QL50 với chiều dài qua địa phận tỉnh là 24km); 291km đường cấp phối sỏi đỏ (tính cả tỉnh lộ và hương lộ); 275km đường giao thông nông thôn liên ấp, liên xã. Tổng số cầu trên đường quốc lộ, liên tỉnh lộ và hương lộ là 123 chiếc, hầu hết là cầu sắt mặt gỗ, vốn là loại cầu quân dụng, lắp ráp nhanh, đáp ứng yêu cầu thời chiến.

     Mạng lưới đường bộ phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm tỉnh lỵ, quận lỵ, nối liền các chi khu, tiểu khu quân sự và hệ thống đồn bót, phục vụ cho hoạt động quân sự và các chương trình bình định của chế độ cũ. Các huyện thuộc Đồng Tháp Mười và huyện Đức Huệ chưa có hệ thống giao thông bộ, giao thông thủy cũng rất hạn chế. Các đoàn công tác của tỉnh khi về làm việc với các huyện thuộc Đồng Tháp Mười phải đi nhờ qua tỉnh Tiền Giang.

     Về đường sông, ngoài mạng lưới sông, rạch tự nhiên và các kênh đào đã có dưới thời Pháp thuộc, chính quyền Sài Gòn chủ yếu khai thác các tuyến đường thủy hiện hữu vào mục đích quân sự là chính. Hầu như không có tuyến đường thủy nào được nạo vét, mở rộng hoặc làm mới.

     Về phương tiện vận tải, ngành Giao thông Vận tải tỉnh Long An chỉ tiếp quản được một số tàu, xe do bộ máy công quyền và quân đội Sài Gòn quản lý, sử dụng vào mục đích quân sự; còn lại các phương tiện vận tải chủ yếu và các xưởng sửa chữa nhỏ đều thuộc sở hữu tư nhân.

     * Tổ chức ngành Giao thông Vận tải:

     Ngày 10/5/1975, Chủ tịch Ủy ban Quân quản tỉnh Long An (nay là UBND tỉnh) ký quyết định thành lập Ty Giao thông Vận tải; phân công Ông Nguyễn Quốc Thuận, nguyên Đại úy Quân giải phóng miền Nam làm Trưởng ty. Ở tỉnh Kiến Tường, Trưởng Ty Giao thông Vận tải là Ông Nguyễn Hoài Lâm. Khi hai tỉnh Long An và Kiến Tường sáp nhập thành tỉnh Long An, Ty Giao thông Vận tải tỉnh Long An do Ông Nguyễn Quốc Thuận là Trưởng ty, Ông Nguyễn Hoài Lâm là Phó Trưởng ty.

     Đội ngũ cán bộ của Ty Giao thông Vận tải tỉnh Long An được hình thành từ nhiều nguồn. Ngay sau khi tiếp quản các cơ sở thuộc Ty Giao thông Công chánh của chế độ cũ, Trưởng ty Nguyễn Quốc Thuận đề nghị tỉnh tăng cường một số cán bộ quân đội chuyển ngành về xây dựng bộ khung cán bộ Ty Giao thông Vận tải Long An. Một số cán bộ miền Nam từng công tác trong ngành, tập kết trở về được tỉnh bổ sung cho ngành.

     Đến giữa năm 1976, tổng số cán bộ, công nhân viên chức thường trực của Ty Giao thông Vận tải tỉnh Long An là 198 người, trong đó có 25 nữ, 22 bộ đội chuyển ngành, 24 đảng viên, 96 đoàn viên Công đoàn của Ty Giao thông Vận tải, 52 đoàn viên Công đoàn thuộc các ngành của Phòng Giao thông Vận tải huyện Mộc Hóa.

     Ngày 06/8/1976 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định số 758/QĐ.TC quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức của các Ty Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam. Bộ Giao thông Vận tải điều chuyển về tăng cường cho tỉnh Long An một số cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ.

     Theo yêu cầu của tỉnh Long An, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo tỉnh Hải Hưng - quê hương kết nghĩa với tỉnh Long An trong kháng chiến chống Mỹ điều động cán bộ ngành giao thông vận tải chi viện cho tỉnh Long An. Tháng 5/1977, tỉnh Hải Hưng đã điều 27 cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm công tác tình nguyện vào xây dựng Ngành Giao thông Vận tải tỉnh Long An.

     Trên cơ sở các nguồn cán bộ tại chỗ, bộ đội chuyển ngành, cán bộ tăng cường của Bộ Giao thông Vận tải và nguồn cán bộ chi viện của tỉnh Hải Hưng kết nghĩa, bộ máy Ty Giao thông Vận tải tỉnh Long An từng bước được củng cố, kiện toàn với Ban lãnh đạo Ty và các đơn vị trực thuộc.

     Tháng 6/1982, theo chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải, Ty Giao thông Vận tải đổi thành Sở Giao thông Vận tải.

     Với chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải, bao gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Long An, Sở Giao thông Vận tải hiện có các phòng, ban, đơn vị sau:

     * Các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ Sở:

          1. Văn phòng Sở.

          2. Thanh tra Sở Giao thông vận tải.

          3. Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông.

          4. Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.

          5. Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông.

          * Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

          1. Ban Quản lý dự án Công trình giao thông.

          2. Trung tâm Kiểm định Chất lượng Công trình giao thông.

          3. Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.

          4. Trung tâm Quản lý Đường bộ - Đường sông.

          5. Trung tâm Đào tạo và Điều hành vận tải.

          6. Cảng vụ Đường thủy nội địa.

     Với hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động./.

                                                                                           Bh

 

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image banner